TTO – Những ràng buộc trong cơ chế đấu thầu khiến cho nhiều doanh nghiệp cơ khí Việt Nam không thể tham gia được vào các dự án, công trình trong nước và thua ngay trên sân nhà.
Thông tin trên được các doanh nghiệp đưa ra tại Hội nghị tham vấn một số chính sách phát triển cơ khí Việt Nam (2021 -2035) do Hiệp hội Cơ khí Việt Nam tổ chức ngày 9-10 tại Hà Nội.
Mặc dù có tới 80-90% sản phẩm cơ khí trong lĩnh vực dầu khí được sản xuất và xuất khẩu đi hơn 30 nước trên thế giới, nhưng với thị trường nội địa Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí miền Nam lại không thể “đặt chân” vào.
Ông Vũ Văn Đảo, Giám đốc công ty, cho biết để tham gia được hợp đồng, trở thành nhà thầu của dầu khí, ông phải thông qua 2 doanh nghiệp nước ngoài, mặc dù hoàn toàn có đủ năng lực để làm.
>> Lý do mô tơ giảm tốc Dong Ling được ưa chuộng trên thị trường
>> Xem: Motor giảm tốc mini có độ bền cao
Lý do là chính cơ chế chính sách và quan điểm không dám tiếp nhận cái mới của doanh nghiệp trong nước, sợ rủi ro nên nhiều doanh nghiệp quay lưng với các nhà cung ứng sản phẩm cơ khí nội địa.
Dẫn chứng trước đây khi bàn thảo việc lựa chọn vật liệu làm nhà giàn, ông Đảo từng giới thiệu công trình nghiên cứu đề xuất làm bằng bê tông thay vì nguyên liệu thép, nhưng do “mới quá” và chưa được áp dụng trong nước, nên đơn vị đầu tư từ chối vì “không muốn làm vật thí nghiệm”.
“Điều này dẫn tới trong nhiều năm doanh nghiệp cơ khí hàng đầu lại bị mai một, mất đi các thương hiệu không phát triển được. Chính sách nhà nước của chúng ta đi cản trở chúng ta, khi các dự án công trình mà muốn sử dụng thiết bị, công nghệ trong nước thì sợ rủi ro, trách nhiệm, nên không ai dám ủng hộ và lựa chọn cái mới, hàng nội địa sản xuất” – ông nói.
Tương tự, ông Nguyễn Dương Hiệu, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần công nghiệp và Thương mại Lidovit, cho hay để tham gia trở thành nhà thầu cung ứng ốc vít cho dự án Metro tại TP.HCM, công ty ông phải thông qua doanh nghiệp Nhật Bản.
Không thể trở thành nhà thầu trực tiếp, bắt buộc phải là nhà thầu phụ của thầu phụ, ông Hiệu nói khó khăn lớn nhất hiện nay của doanh nghiệp cơ khí chính là thị trường, đầu ra cho sản phẩm.
Thực tế, đã có nhiều cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển ngành cơ khí, công nghiệp phụ trợ nhưng theo ông Hiệu là thiếu thực tiễn và khó áp dụng. Đơn cử như danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm để hưởng ưu đãi, đều ghi là “thiết bị” nên khi áp dụng để chứng nhận, mỗi nơi hiểu một kiểu khiến cho doanh nghiệp không thể xin được chứng nhận sản phẩm công nghiệp hỗ trợ chủ lực để hưởng ưu đãi.
Hay chính sách phát triển thị trường hiện nay cũng chưa rõ ràng, không có những yêu cầu bắt buộc về tỉ lệ nội địa hóa trong công trình, dự án hay ở các doanh nghiệp cơ khí, nên không bảo vệ được thị trường nội địa hay thua trên sân nhà
Ông Đào Phan Long, Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí Việt Nam cho rằng để phát triển một số sản phẩm cơ khí trọng điểm, ngoài nỗ lực của doanh nghiệp thì cần phải có bàn tay của nhà nước thông qua hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ và ổn định.
Theo đó, cần tính toán ưu đãi ưu đãi không chỉ sản xuất mà cả chủ đầu tư sử dụng sản phẩm cơ khí nội địa, ưu đãi lãi suất theo hướng cấp bù mức chênh lệch ổn định 5%/năm và xem xét lại quy định thuế VAT với sản phẩm cơ khí…
Cùng Chuyên Mục: