Hội nghị xúc tiến đầu tư quốc tế ngành thông tin và truyền thông Việt Nam (Vietnam ICT Investment Forum – VIF) mới đây đã thu hút hơn 50 doanh nghiệp (DN) trong nước và quốc tế tham gia, đặc biệt có các đoàn DN đến từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và một số nước Châu Âu, đây là các quốc gia lớn và coi Việt Nam là điểm đến trong việc đầu tư về công nghệ thông tin và truyền thông.
Hội nghị do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì cùng sự phối hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư với mục tiêu tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, kết nối các nhà đầu tư, DN nước ngoài với các DN Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT và TT), đặc biệt là thương mại điện tử, smart city, IoT.
Tại hội nghị, rất nhiều sản phẩm thương mại 4.0 của các công ty trong nước tham gia trình diễn, trong đó có sản phẩm thanh toán điện tử, chính quyền điện tử trên ứng dụng Zalo thu hút đông đảo các quan khách trong và ngoài nước.
Cụ thể, nền tảng thanh toán di động Zalopay là sản phẩm được đánh giá bắt kịp xu hướng thanh toán điện tử qua QR code (mã vạch ma trận) đang rất nóng trên thế giới. Nhiều sản phẩm được áp dụng thông qua nền tảng này như máy bán nước tự động thanh toán qua QR code và nhiều máy bán hàng khác thanh toán điện tử dựa trên QR code. Mô hình này sắp được áp dụng thử nghiệm tại chuỗi nhà hàng ăn, cho phép khách hàng tự chọn món và thanh toán bữa ăn dễ dàng nhờ thao tác quét QR code.
> Xem thêm: Động cơ liền hộp giảm tốc
> Xem thêm: motor giảm tốc mini
Đặc biệt, với nền tảng thu hộ, Zalopay còn trở thành giải pháp hỗ trợ tích cực cho Trung tâm dịch vụ hành chính công trên Zalo thông qua việc thu hộ chi phí dịch vụ điện, nước và Internet.
Bên cạnh đó, Zalo còn đang mở rộng vào lĩnh vực chính quyền điện tử, cung cấp dịch vụ hành chính công. Các địa phương đi đầu trong việc áp dụng Zalo vào quản lý, giải quyết thủ tục hành chính là Đà Nẵng và Đồng Nai. Ngoài ra, nhiều cơ quan, bộ ngành cũng đang lựa chọn Zalo như một trong những kênh truyền thông chính thức để kết nối với người dân.
Đây là sản phẩm thương mại 4.0 của Công ty cổ phần VNG trình diễn tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư quốc tế ngành CNTT và TT lần này.
Một sản phẩm khác cũng thu hút đông đảo quan khach chú ý là nhóm sản phẩm công nghệ tiêu biểu phục vụ “nền kinh tế số” như: SmartBox 2, SmartBox PC, smartphone Vivas Lotus S3 LTE,… và đặc biệt là nền tảng IoT Smart Connected Platform (SCP) cùng các ứng dụng, giải pháp được phát triển trên đó như Connected Agriculture, Connected Car, Connected Bus…
Nền tảng SCP của VNPT Technology đã thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia công nghệ trên thế giới với hàng loạt sự kiện IoT uy tín tại Iran, Trung Quốc, Singapore, Barcelona…. Đây là nền tảng mở duy nhất cho phép các developer tham gia phát triển ứng dụng trong mọi lĩnh vực của IoT chạy trên các thiết bị được chứng thực, hướng đến sự phát triển nhanh chóng của công nghệ 4.0.
Dựa trên nền tảng SCP, VNPT Technology đã xây dựng hàng loạt ứng dụng thương mại riêng đáp ứng nhu cầu thực tế của DN trong các lĩnh vực như: Nông nghiệp, giao thông, vận tải, môi trường…
Trong đó, Connected Agriculture là giải pháp nông nghiệp thông minh giúp kiểm soát thông tin nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, độ pH… Đồng thời ứng dụng cho phép điều khiển các hệ thống bơm, phun sương, đèn, thông gió… từ xa giúp người làm nông nghiệp làm việc dễ dàng thuận tiện hơn, tối ưu sản lượng và chất lượng nông sản làm ra.
Trong khi đó, Connected Car và Connected Bus là những giải pháp phục vụ giao thông thông minh. Các thiết bị sẽ gắn trên xe ôtô hoặc xe buýt, có thể theo dõi thông số tốc độ, nhiệt độ xe, tình trạng nguyên liệu, tình trạng lốp xe, cảm biến nhiệt, cảm biến khói, cảm biến cháy… và cảnh báo sớm cho người sử dụng nếu có dấu hiệu sự cố nguy hiểm.
Ngoài ra, Connected Bus còn cho phép người sử dụng quản lý tuyến đường đi của xe, tình trạng đóng mở cửa xe, số lượng hành khách lên xuống, thông tin tài xế… trên nhiều xe cùng lúc. Đây là giải pháp quản lý tối ưu cho người chủ sở hữu phương tiện.
Hội nghị VIF là hội nghị thường niên, được coi là cơ hội lớn cho các DN CNTT và TT Việt Nam quảng bá, giới thiệu sản phẩm thương mại 4.0, giải pháp công nghệ của mình, kết nối giao thương với nhiều đối tác và nhà đầu tư tiêu biểu trên toàn thế giới.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định sự cần thiết phải tăng cường đầu tư vào CNTT và TT. Phó Thủ tướng nhấn mạnh CNTT&TT đang ngày càng giữ vai trò có tính nền tảng trong tất cả các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, trong thời gian tới, tiềm năng, cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực CNTT và TT ở Việt Nam còn rất lớn. Bởi Việt Nam có quy mô thị trường xấp xỉ 100 triệu dân, đang ở thời kỳ “dân số vàng” với 60% dưới 35 tuổi, 52% người dân sử dụng Internet.
“Đầu tư vào ngành CNTT và TT còn thúc đẩy đầu tư vào các ngành, lĩnh vực kinh tế khác. Đồng thời, mở ra những cơ hội để DN hoạt động bền vững, theo đúng luật pháp, có thêm nhiều dự án đầu tư”, Phó Thủ tướng nói.
Ngân giang (nguồn: Theo Hiền Minh http://baochinhphu.vn)
Cùng Chuyên Mục: