Cách chọn motor giảm tốc mới nhất năm 2019
Khi bạn đang muốn chọn loại motor giảm tốc tốt nhất thì việc đầu tiên các bạn phải có cái nhìn rõ hơn về các loại motor giảm tốc, từ đó chọn lựa được loại motor giảm tốc phù hợp nhất với yêu cầu sử dụng của mình nhé.
Mình xin chia sẽ với các bạn, motor giảm tốc có rất nhiều loại, mỗi loại lại có những chức năng, tùy chọn khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của nó. Để chọn lựa được loại motor giảm tốc phù hợp nhất không phải là một điều dễ dàng, yêu cầu chúng ta phải có chuyên môn và nắm bắt đúng quy cách của từng hãng giảm tốc có mặt trên thị trường, giá cả ra sao.
Dưới đây mình xin chia sẽ với các bạn về motor giảm tốc dolin Đài Loan
Motor giảm tốc Dolin Đài Loan là một thương hiệu nổi tiếng thế giới, với kinh nghiệm hàng chục năm, cùng với việc áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến nhất, khiến motor giảm tốc Dolin trở nên ưu việt, từ thiết kế bền bỉ chắc chắn, hộp điện đơn giản có thể xoay rất linh động, nhiều kiểu lắp dễ dàng cho việc lắp đặt, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất của Châu Âu, Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản….và các nước tiên tiến trên thế giới. Một trong những lợi thế của motor giảm tốc Dolin là độ bền cao và giá thành cạnh tranh.
Các loại motor giảm tốc Dolin
Motor giảm tốc mini, motor giảm tốc tải trung và motor giảm tốc tải nặng.
- Motor giảm tốc mini: Motor giảm tốc mini có điều chỉnh và không điều chỉnh ( điều chỉnh được tốc độ vòng quay). Công suất từ 6W đến 250W, tỷ số truyền 1/3 đến 1/3 đến 1/500. Sử dụng điện áp 1 pha 220V. Thuận tiện sử dụng trong gia đình và các ngành công nghiệp nhẹ như băng tải, băng chuyền, máy may, máy khuấy, thiết bị cafe, chế biến thực phẩm…
- Motor giảm tốc tải trung: Được chia ra làm hai loại mặt bích và chân đế. Công suất 0.1 KW đến 7.5 KW, tỷ số truyền 1/3 đến 1/15000. Sử dụng điện áp 3 pha 220V/380V. Ứng dụng rộng rãi trong đời sống sản xuất, các ngành công nghiệp như sản xuất lúa gạo, môi trường, thiết bị công trình…
- Tương tự như motor giảm tốc tải trung thì motor giảm tốc tải nặng cũng được chia làm hai loại là mặt bích và chân đế. Công suất từ 0.18KW đến 160KW, tỷ số truyền 1/4 đến 1/120. Sử dụng điện áp 3 pha 380V/660V. Sử dụng trong các ngành công nghiệp nặng yêu cầu công suất lớn.
Các kiểu cấu tạo của động cơ giảm tốc Dolin
- Động cơ giảm tốc trục thẳng (trục ra của hộp số thẳng hàng so với trục động cơ) có kiểu lắp chân đế hoặc mặt bích. Ưu điểm của nó là cấu tạo đơn giản, dễ chế tạo, giá thành rẻ. Nhược điểm chính là ăn khớp bánh răng không tốt, làm việc không được êm so với động cơ giảm tốc trục vuông góc. Theo kinh nghiệm của mình, nếu bạn sử dụng cho những ứng dụng đơn giản như máy trộn, máy nghiền, băng tải, băng chuyền… thì chỉ cần loại trục thằng là Ok, giá của nó cũng mềm hơn rất nhiều so với các loại khác.
- Động cơ giảm tốc trục song song có trục ra hộp số song song với trục động cơ. Kiểu lắp chân đế hoặc mặt bích, cốt âm hoặc cốt dương. Loại này lắp đặt dễ dàng nhanh chóng, hoạt động êm ái, chịu được tải trọng lớn. Cũng chính vì thế mà giá thành của nó cũng cao hơn so với loại trục thẳng.
- Động cơ giảm tốc trục vuông góc dựa theo nguyên lý hoạt động có thể chi là động cơ giảm tốc trục vít bánh vít. Kiểu lắp chân đế hoặc mặt bích, cốt âm hoặc cốt dương. Vì có bánh răng nghiêng một góc nhỏ hơn 20 độ giúp nó dễ dàng ăn khớp, làm việc êm ái ổn định. Chịu được tải trọng lớn và ưu việt hơn hẳn so với bánh răng trục thẳng.
Các bạn chắc cũng nghe đến cấp truyền động trong motor giảm tốc đúng không. Thông thường dựa trên cấp truyền động cũng có thể chọn lựa ra loại motor giảm tốc phù hợp.
Công thức tính tỷ số truyền motor giảm tốc Dolin tốt nhất
- Tỷ số truyền giảm: i>1 (Z2>Z1). Trong hộp số tương ứng với 1, 2 và 3
- Tỷ số truyền tăng: i<1 (Z2<Z1), tương ứng với 5
- Tỷ số truyền không đổi (trục thằng) i=1 (Z2=Z1) trong hộp số tương ứng với số 4.
Chúng ta có thể hình dung sự truyền động của các cặp bánh răng thì chuyển động của trục thứ cấp của hộp số ngược chiều với trục sơ cấp.
Dựa trên công thức trên có thể phân loại hộp số theo số cấp: 1,2,3,4,5… cấp. Khi ta lắp 2 bánh răng ăn khớp có số răng khác nhau thì tốc độ của 2 trục bánh răng cũng khác nhau, tỷ lệ nghịch với số răng.
Các bạn có thể hiểu như thế này. Nếu tỷ số truyền là 3 thì chỉ cần hộp số 1 cấp là đủ, tức là ở đây chỉ cần 2 bánh răng là đủ, vì chúng chênh nhau có 3 lần.
Nhưng nếu tỷ số truyền lớn hơn ví dụ như 50 chẳng hạn. Bánh răng này phải to hơn 50 lần so với bánh răng kia. Lúc đó bánh răng nhỏ sẽ rất dễ bị hỏng, đơn giản bánh lớn quay một vòng thì bánh nhỏ quay rất nhiều vòng. Việc tần suất hoạt động quá lớn dẫn đến bánh răng nhỏ dể hỏng hơn. Không những thế, bánh răng to sẽ có kích thước rất lớn. Khó có thể chế tạo chính xác và rất khó lắp ráp.
Giải pháp là chế tạo hộp giảm tốc nhiều cấp với tỷ số truyền mỗi cấp trong khoảng 3-5 là tối ưu nhất.
Tùy theo điều kiện làm việc thực tế và ứng dụng của nó mà chọn lựa motor phù hợp.
Hy vọng những chia sẽ về cách chọn motor giảm tốc trên. Giúp các bạn có thể chọn lựa loại motor giảm tốc phù hợp nhất với yêu cầu của mình. Mặc dù vậy, việc chọn lựa cũng yêu cầu người có chuyên môn. Hiểu biết các thông số đặc trưng của hãng thì mới có thể chọn lựa ra loại chính xác nhất.
Nếu các bạn vẫn chưa chọn lựa được loại motor giảm tốc phù hợp thì đừng ngần ngại. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0919.317.201. Với đội ngũ kỹ sư giỏi, giàu kinh nghiệm chắc chắn sẽ chọn lựa cho bạn loại động cơ giảm tốc tối ưu nhất nhé.
Cùng Chuyên Mục: