Hộp Giảm Tốc Là Gì?

Trong đời sống chúng ta thường bắt gặp bộ động cơ kéo hàng lên xuống như: Trong các cửa hàng xe máy, các nhà máy xay lúa, các xưởng công nghiệp hoặc các loại máy khuấy hóa chất, máy khuấy sơn, máy khuấy trộn chất lỏng, công trình xây dựng, tự động hóa chúng ta thường thấy một bộ phận được lắp đặt riêng rẽ hoặc tích hợp cùng với motor điện 3 pha, đó là hộp giảm tốc.

Đây là một bộ phận có vai trò tương đối quan trọng đối với động cơ, có tác dụng tăng sức tải và tuổi thọ động cơ, đồng thời điều chỉnh tốc độ động cơ theo yêu cầu sử dụng.

Vậy hộp giảm tốc là gì? Và vai trò của nó như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nó.

 1. Một số khái niệm

Hộp giảm tốc là cơ cấu truyền động bằng ăn khớp trực tiếp, có tỉ số truyền không đổi, thường đi kèm với động cơ máy khuấy, có 2 tác dụng chính:

  • Giảm tốc: Vì động cơ (theo chuẩn quốc tế) thường có tốc độ cao, trong khi nhu cầu sử dụng thực tế (tốc độ đầu ra) lại thấp, cho nên sẽ cần tới hộp giảm tốc để điều chỉnh vòng quay để được tốc độ như ý.
  • Tăng tải: Lắp hộp giảm tốc vào động cơ làm tăng moment xoắn, từ đó làm tăng khả năng tải trọng và độ khỏe của trục ra

Một đặc trưng nữa cần lưu ý đó là chỉ điều chỉnh (giảm) xuống được một tốc độ quay nhất định, khác với biến tần có thể điều chỉnh cho trục ra nhiều tốc độ sử dụng khác nhau.

– Tỉ số truyền:       

Tỉ số truyền là tỉ số biến thiên tốc độ giữa trục vào và trục ra của động cơ hộp giảm tốc, là đại lượng thể hiện sự biến thiên tốc độ của động cơ máy ban đầu với đầu ra động cơ (tốc độ sử dụng thực tế) thông qua bộ phận giảm tốc là hộp giảm tốc.

Chẳng hạn, tỉ số truyền là 1/10, tức là động cơ máy ban đầu có tốc độ là 10 vòng/s thì sau khi biến thiên (giảm) qua hộp giảm tốc, tốc độ đầu ra của trục quay là 1 vòng/s. Tốc độ động cơ đã được giảm đi 10 lần.

Liên hệ để nhận được tư vấn tốt nhất về việc chọn tỉ số truyền và công suất phù hợp với yêu cầu sử dụng của bạn – hotline 0919.317.201.

  1. Vai trò 

Động cơ điện thường có tốc độ quay vô cùng lớn. Khi ứng dụng vào sản xuất trên thực tế thì một vài trường hợp sẽ cần tốc độ hoạt động nhỏ hơn. Để giảm tốc độ của động cơ cho phù hợp với yêu cầu của máy móc thiết bị điện. Người ta đã chế tạo ra hộp giảm tốc này.

Bên cạnh đó, việc chế tạo động cơ có công suất nhỏ để thỏa mãn yêu cầu sử dụng thì cần chi phí rất cao. Trong khi động cơ có công suất lớn với tốc độ quay lớn thường nhỏ gọn. Đồng thời thiết kế đơn giản, với chi phí thấp hơn rất nhiều.

Ngoài công dụng giúp làm giảm tốc độ của động cơ cho phù hợp với nhu cầu gia công. Việc sử dụng hộp giảm tốc còn giúp cho tải trọng của của động cơ tăng lên đáng kể.

  1. Phân loại

Có rất nhiều tiêu chí để phân loại, tuy nhiên đơn giản và phổ biến nhất là phân theo 2 tiêu chí:

– Theo nguyên lý truyền động:

Theo nguyên lý truyền động, chia ra các loại như: bánh răng trụ, bánh răng hành tinh, bánh răng côn, bánh vít trục vít… Có nhiều loại nguyên lý như vậy là bởi mỗi loại đều có những ưu, nhược điểm riêng. Phù hợp với yêu cầu sử dụng ở mỗi điều kiện nhất định. Chẳng hạn như loại bánh răng trụ thì có mức giá rẻ. Và hoạt động ổn định, nhưng hạn chế là chỉ truyền động cho các trục. Loại bánh răng hành tinh thì đồng trục; loại bánh răng côn cho các trục không. Và loại bánh vít trục vít thì hoạt động êm ái và có khả năng tự hãm…

Minh họa hình ảnh các loại hộp số giảm tốc bánh răng, bánh vít trục vít

hộp giảm tốc
hộp giảm tốc trục vít bánh vít HWhộp giảm tốc trục vít bánh vít VWhộp giảm tốc trục bít bánh vít DL-LH

 

– Theo cấp giảm tốc:        

Phân theo cấp giảm tốc ta có loại 1 cấp, 2 cấp, 3 cấp…

Dạng giảm tốc có đầu ra phù hợp với yêu cầu qua nhiều lần thay đổi tỷ số truyền động. Bằng cách thay đổi số lượng răng của các bánh răng người ta gọi đó là hộp giảm tốc nhiều cấp. Ngược lại khi thay đổi một lần số lượng bánh răng người ta gọi là hộp giảm tốc một cấp. Nếu phân loại  cấp giảm tốc ta có rất nhiều loại hộp giảm tốc: 1 cấp, 2 cấp, 3 cấp…

Có thể hiểu số cấp là số lần thay đổi tỉ số truyền động. Ví dụ, bạn muốn tỉ số truyền động bằng 3, bạn chỉ cần lắp phối hợp 2 bánh răng với số lượng răng tương ứng với tỉ lệ truyền động này là 1:3.

Hộp giảm tốc chỉ truyền một lần truyền động thì gọi là hộp giảm tốc loại 1 cấp. Tương tự như vậy ta có hộp số giảm tốc loại 2 cấp, 3 cấp. Thường khi chế tạo hộp số giảm tốc, người ta thường chế tạo hộp nhiều cấp. Với tỉ số truyền mỗi cấp trong khoảng 3-5.

4. Ứng dụng:

Ứng dụng rất đa dạng trong tất cả các loại truyền động nói chung. Như băng chuyền sản xuất thực phẩm, thức ăn gia súc, sản xuất bao bì, … Trong khuấy trộn, cán thép, xi mạ, trong các hệ thông cấp liệu lò hơi, …

Một ứng dụng dễ thấy và thông dụng trong đời sống hằng ngày là ở xe máy và đồng hồ.

Những loại hộp được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay chủ yếu là các thương hiệu có tiếng đến từ Đài Loan như Dolin, hay hàng sản xuất chế tạo trong nước của các hãng khác. Và cũng vì tính thông dụng của sản phẩm xuất xứ từ Đài Loan, nên rất dễ dàng mua được sản phẩm này với số lượng lớn, trong một thời gian ngắn. Phần còn lại là tìm hiểu chế độ bảo hành và giá sản phẩm của từng nhà cung cấp.

Dòng cao cấp có các sản phẩm hộp giảm tốc nhập khẩu từ Ý, Đức, Nhật. Tuy nhiên mức giá thường rất cao, và thời gian chờ đợi nhập hàng tương đối lâu. Khi hỏng hóc thay thế phụ kiện cũng khó khăn hơn.

Mọi thắc mắc, yêu cầu tư vấn thiết kế, lắp đặt hay hỗ trợ kỹ thuật về hộp số giảm tốc hay motor giảm tốc các loại, vui lòng liên hệ để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời, tận tình – hotline 0919.317.201.

Contact Me on Zalo
HOTLINE: 0919.317.201