Motor giảm tốc là gì? Cấu tạo motor động cơ giảm tốc

Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của motor giảm tốc? Motor giảm tốc là gì?

Motor giảm tốc là bộ phận rất quan trọng được sử dụng trong các thiết bị liên quan đến việc giảm tốc độ.

Rất nhiều bạn luôn thắc mắc motor giảm tốc là gì, có thông số kỹ thuật motor giảm tốc ra sao? Motor giảm tốc có đặc điểm hay chức năng và nguyên lí hoạt động như thế nào? Bài viết này sẽ giới thiệu tới các bạn về các nội dung liên quan tới motor giảm tốc. Từ đó, sẽ giúp các bạn có cái nhìn khái quát hơn về motor giảm tốc cũng như các vấn đề liên quan tới giảm tốc.

Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu motor giảm tốc là gì?

Ngay từ tên gọi motor giảm tốc, chắc hẳn các bạn phần nào đã hình dung được motor giảm tốc gồm bộ phận nào hợp thành và có chức năng gì. Motor giảm tốc bao gồm động cơ điện và hộp giảm tốc.

Động cơ điện 3 pha  lại có cấu tạo gồm 2 phần chính đó là Stato và Roto. Cấu tạo của stato lại bao gồm các cuộn dây của ba pha điện quấn trên các lõi sắt bố trí trên một vành tròn để tạo ra từ trường quay còn Roto có dạng hình trụ đóng vai trò như một cuộn dây quấn trên lõi thép.

Còn hộp giảm tốc bên trong chứa bộ truyền động sử dụng bánh răng, trục vít bánh vít… để làm giảm tốc độ vòng quay. Hộp này được dùng để giảm vận tốc góc, tăng  momen xoắn và là bộ phận trung gian giữa động cơ điện với bộ phận làm việc của máy công tác. Đầu còn lại của hộp giảm tốc nối với tải.

Chức năng cơ bản là gì?

Chức năng của nó đó là hãm, giảm tốc độ của vòng quay và thiết bị này là cơ cấu truyền động bằng ăn khớp trực tiếp, có tỉ số truyền không đổi.

Việc hãm và giảm tốc độ của vòng quay và các thiết bị là cơ cấu truyền động bằng ăn khớp trực tiếp, có tỉ số truyền không đổi và được  còn được sử dụng để kìm hãm vận tốc góc và tăng mômen xoắn và là bộ máy trung gian ở giữa Motor và bộ phận làm việc cúa máy công tác.

Nguyên lí hoạt động của motor giảm tốc diễn ra như thế nào?

Được hoạt động theo một nguyên lí nhất định như sau: khi chúng ta muốn số vòng quay của trục ra hộp số giảm tốc nhỏ, thì chúng ta chỉ tốn ít chi phí khi lắp thêm hộp số giảm tốc lên động cơ điện, mà có thể thay đổi số vòng quay trục ra một cách linh hoạt hơn nhiều. Ngoài ra còn một yếu tố nữa là : moment xoắn, bạn khó chế tạo 1 động cơ điện có số vòng quay và moment xoắn theo ý muốn. Và người ta gọi đây là tỉ số truyền, số vòng quay và moment xoắn tỉ lệ nghịch với nhau.

 MOTOR GIẢM TỐC LÀ GÌ – CÁC LOẠI MOTOR GIẢM TỐC

1/ Motor giảm tốc

1.1.Cấu tạo: Gồm motor + hộp giảm tốc

+ Motor: được quấn theo kiểu motor 3 pha 4 cực

  • Rotor: Trong một động cơ điện, phần di chuyển là rotor, nó làm quay trục để cung cấp năng lượng cơ học. Rôto thường có các dây dẫn đặt trong đó có dòng điện, tương tác với từ trường của stator để tạo ra các lực quay trục. Tuy nhiên, một số cánh quạt mang nam châm vĩnh cửu, và stator giữ dây dẫn.
  • Vòng bi: Rôto được hỗ trợ bởi vòng bi, cho phép rotor xoay trục của nó. Các ổ đỡ lần lượt được hỗ trợ bởi các động cơ nhà ở. Trục động cơ kéo dài qua vòng bi đến bên ngoài của động cơ, nơi tải được áp dụng. Bởi vì các lực của tải được thực hiện vượt quá vòng bi ngoài cùng nhất.
  • Stator: Stator là phần tĩnh của mạch điện từ của động cơ và thường bao gồm các cuộn dây hoặc nam châm vĩnh cửu. Các lõi stator được tạo thành từ nhiều tấm kim loại mỏng, được gọi là laminations. Laminations được sử dụng để giảm tổn thất năng lượng mà có thể xảy ra nếu một lõi rắn được sử dụng.
  • Khoảng cách không khí: Khoảng cách giữa rotor và stator được gọi là khoảng cách không khí. Khoảng cách không khí có những ảnh hưởng quan trọng và nói chung là nhỏ nhất có thể, vì một khoảng cách lớn có ảnh hưởng tiêu cực mạnh lên hoạt động của một động cơ điện. Đây là nguồn chính của hệ số công suất thấp mà động cơ hoạt động. Khoảng cách không khí làm tăng dòng chảy từ hóa cần thiết. Vì lý do này, không khí nên được khoảng cách tối thiểu. Khoảng trống rất nhỏ có thể gây ra những vấn đề cơ học ngoài tiếng ồn và tổn thất.
  • Cuộn dây: Cuộn dây là các dây được đặt trong các cuộn dây , thường được quấn quanh một lõi sắt mỏng mềm từ để tạo thành các cực từ khi được kích hoạt bằng dòng điện.

+ Hộp giảm tốc: dùng bánh răng truyền động

+ Phương truyền động: phương song song (trục thẳng hoặc đồng trục)

Lưu ý: công suất motor giảm tốc tương ứng với nguồn dòng điện

+ <= 7.5hp: 220v/380v

+ >= 10hp: 380v/660v

+ Tốc độ vòng quay của motor giảm tốc thường: 1450v/p

1.2.Phân loại: theo kiểu dáng lắp đặt

+ Kiểu chân đế (SH)

motor giảm tốc chân đế dolin

+ Kiểu mặt bích (SV)

motor giảm tốc mặt bích dolin

1.3.Thông số cơ bản

+ Công suất

+ Kiểu dáng

+ Tỷ số truyền

– Motor giảm tốc bánh răng côn kiểu truyền động bánh răng côn. Ưu điểm momen truyền động lớn, trục ra vuông góc với trục vào động cơ điện
– Motor giảm tốc kiểu song song : là loại giảm tốc kiểu truyền động bánh răng thẳng song song, có đầu giảm tốc trục ra song song cùng hướng hoặc khác hướng so với trục vào của motor hoặc trục vào chủ động

2/ Hộp giảm tốc rời

– Hộp giảm tốc rời bánh vít trục vít

– Hộp giảm tốc rời đồng trục mặt bích và chân đế

– Hộp giảm tốc cốt âm: có loại vỏ nhôm

bộ giảm tốc vỏ nhôm dolin

– Hộp giảm tốc kiểu bánh vít trục vít: vỏ gang

3/Ly hợp từ

Là bộ phận bảo vệ kết nối giữa động cơ điện và thiết bị truyền động khác. Khi quá trình truyền động vượt quá momen thiết kế khi quá tải. Khi đó ly hợp sẽ trượt và ngắt khỏi kết nối với trục motor đầu vào. Và thiết bị đầu cuối sẽ tránh gây hỏng hóc trục và cháy động cơ.

DMCA.com Protection Status

Contact Me on Zalo
HOTLINE: 0919.317.201